Chuyển đến nội dung chính

Nồng độ cồn cho phép khi lái xe tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Nếu nhiều tài xế còn đang thắc mắc không biết nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện tại là bao nhiêu thì hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện nay

Theo Điều 8, khoản 8, bộ Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông:

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, có thể xác định nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện dưới mức 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở. Tuy nhiên, trước tình trạng số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã xin ý kiến đề xuất, sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 46/2016 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Vào ngày 14/6/2019, Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức được thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 2020.

Nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện dưới mức 50mg/100ml máu.

Nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện dưới mức 50mg/100ml máu

Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia quy định người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được lái xe khi đã uống rượu, bia. Có nghĩa là nồng độ cồn cho phép khi lái xe bắt đầu từ năm 2020 sẽ ở mức 0mg/100ml máu. Theo Oto.com.vn, quy định mới của Quốc hội và Bộ GTVT được đánh giá là rất cần thiết trong việc kiên quyết giảm thiểu tai nạn giao thông do tài xế uống bia, rượu gây ra.

Nồng độ cồn trong máu khi lái xe vượt mức cho phép bị phạt bao nhiêu?

Hiện tại, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Khoản 6, điểm a: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Khoản 8 điểm b: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Khoản 9 điểm a: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Cả hai vi phạm đều có hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.

Tài xế ô tô sẽ bị phạt lên tới 18 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt mức 80mg/100ml máu .

Tài xế ô tô sẽ bị phạt cao nhất là 18 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt mức 80mg/100ml máu

Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Khoản 6: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Khoản 8 điểm c: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Không uống rượu, bia khi lái xe để đảm bảo an toàn.

Không uống rượu, bia khi lái xe để đảm bảo an toàn

Trong thời gian tới, khi Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức được thông qua, Luật Giao thông đường bộ sẽ có 1 số thay đổi quy định tham gia giao thông cũng như điều chỉnh mức xử phạt hành chính cho hành vi uống rượu, bia khi lái xe. Tuy nhiên, các bác tài có nhiều kinh nghiệm lái xe khuyên rằng, các tài xế khi điều khiển phương tiện không nên uống bia, rượu để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người tham gia giao thông xung quanh.

  • Uống bao nhiêu cốc bia, rượu để không vượt quá nồng độ cồn cho phép
  • 5 mức phạt cực kỳ nghiêm khắc cho hành vi lái xe khi say rượu trên thế giới

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về CIC và cách thức hoạt động của CIC

Nếu bạn đang là một giám đốc, một người chủ doanh nghiệp và có ý định vay vốn ngân hàng để hoạt động kinh doanh thì bạn nên nắm sơ qua những khái niệm cơ bản như ” CIC là gì ” Nợ xấu là gì, các kiểm tra CIC, CIC checking, và một số thuật ngữ khác, trong bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng giải thích cho bạn hiểu cặn kẽ thuật ngữ CIC là gì ?. CIC LÀ GÌ CIC là gì ? CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước. Tổ chức CIC hoạt động như thế nào? Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp. Sau khi cấp xét tín dụng cho bạn thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm t

Tam mã Toyota về Tràng An "chạm" vùng ''Bích sơn bát cảnh''

Bộ ba "tân binh" Toyota trên chuyến hành trình về cố đô Hoa Lư. Giữa tiết trời se lạnh của mùa Thu Hà Nội, đoàn chúng tôi lên đường từ sáng sớm để hướng về cố đô Hoa Lư với Tràng An danh thắng, một Thung Nham cơ man chim trời, biển nước hay nét yên bình của làng quê giữa khu bảo tồn Vân Long... Và để được đắm chìm vào cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi của cố đô Hoa Lư ngàn năm. Đồng hành cùng đoàn là bộ ba xe "cáu cạnh" của hãng Toyota vừa ra mắt thị trường. Đó là những "tân binh" phân khúc đô thị hạng A đầy sức hút mang tên Wigo, một Rush lai giữa SUV và MPV bên cạnh cái tên Avanza 7 chỗ thực dụng, rộng rãi. Di chuyển trong phố Hà Nội đầu giờ sáng quả là cực hình khi dàn xe Toyota len lỏi, luồn lách qua các cung đường. Dễ chịu nhất là "bé hạt tiêu" Wigo khi với kích thước nhỏ gọn đúng chuẩn "nhỏ nhưng có võ". Cụ thể số đo "ba vòng" của chiếc xe nhỏ nhất nhà Toyota lần lượt là

Cần trang bị những kinh nghiệm mua ô tô cũ như thế nào để tránh mua phải xe hư hỏng?

Nhiều người hiện nay đang muốn sở hữu cho mình một chiếc xe ô tô vì nhu cầu đi lại của mình tuy nhiên chi phí bỏ ra cho một chiếc xe mới là quá đắt người mua thường nghĩ đến một giải pháp khác là mua xe ô tô cũ, vậy cần trang bị cho mình những kinh nghiệm mua xe ô tô cũ gì để tránh mua phải xe phế thải? Mua xe ô tô có tuổi đời 4 năm trở xuống Kinh nghiệm mua ô tô cũ quan trọng nhất là nên mua những xe đã qua sử dụng có thời gian sử dụng dưới 4 năm vì theo ý kiến của một số người mua xe đã qua sử dụng thì những chiếc xe có thời hạn sử dụng dưới 4 năm hiện trạng của xe vẫn còn rất tốt, mức giá của xe giảm khá đáng kể so với giá xe mới nhưng máy móc, khả năng vận hành vẫn còn rất tốt. Kiểm tra xem xe có từng bị ngập nước không Khi mua xe đã qua sử dụng người mua cần chú ý quan sát đến phần động cơ, nội thất và phải thử đề nổ máy để kiểm tra xem xe có những vết ố vàng, rỉ sét, hay tiếng đề máy không êm ả thì xe đó có nguy cơ bị ngập nước và không nên mua. Lái thử xe