Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu về CIC và cách thức hoạt động của CIC

Nếu bạn đang là một giám đốc, một người chủ doanh nghiệp và có ý định vay vốn ngân hàng để hoạt động kinh doanh thì bạn nên nắm sơ qua những khái niệm cơ bản như ” CIC là gì ” Nợ xấu là gì, các kiểm tra CIC, CIC checking, và một số thuật ngữ khác, trong bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng giải thích cho bạn hiểu cặn kẽ thuật ngữ CIC là gì ?.



CIC LÀ GÌ

CIC là gì ?
CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.

Tổ chức CIC hoạt động như thế nào?
Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp. Sau khi cấp xét tín dụng cho bạn thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là có cho bạn vay nợ hay không.

Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ đen, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp có nợ xấu đối với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn, vì thế nếu bạn có mặt trong danh sách đen này thì khả năng bạn đi vay nợ ngân hàng là rất thấp nhé.


CIC lưu lại những thông tin gì của khách hàng?
Dưới đây là những thông tin chi tiết của khách hàng mà tổ được CIC lưu lại từ phía các ngân hàng gửi lên :
  • Số tiền mà khách hàng đang nợ, Mục đích vay nợ của khách hàng là gì ?
  • Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào ?
  • Thời gian hoàn trả món nợ là bao lâu ?
  • Việc trả nợ được tiến hành như thế nào ?
  • Doanh nghiệp hoặc cá nhân đang nằm trong nhóm nợ nào.
  • Đã thế chấp những tài sản gì ?

Vấn đề ở đây là nếu doanh nghiệp của bạn phải thường xuyên vay nợ ngân hàng để phát triển công việc kinh doanh thì nhất định bạn cần phải thanh toán khoản vay nợ của mình một cách đều đặn vì như thế doanh nghiệp của bạn sẽ được ghi nhận những điểm tích cực trên hệ thống của CIC. Và ngược lại nếu bạn thường xuyên trả chậm khoản nợ hoặc không có khả năng thanh toán đầy đủ thì hệ thống CIC sẻ khi nhận những điểm xấu cho doanh nghiệp của bạn, và khả năng bạn bị từ chối khi vay nợ ngân hàng là rất rất cao.

Điều tồi tệ hơn là điểm tín dụng của doanh nghiệp bạn có thể rất thấp và rơi vào nhóm nợ xấu. Nếu bạn chưa biết nợ xấu là gì thì có thể đọc bài viết này ” Nợ xấu là gì ? 5 nhóm nợ xấu bạn cần biết ” .


Nơi kiểm tra CIC (CIC checking) nợ xấu cá nhân
  • Kiểm tra thông qua cả 2 nơi sau:
  • Ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn
  • Kiểm tra qua Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước.

Hiện tại trên thị trường có 2 tổ chức có thể cung cấp thông tin tín dụng cá nhân cho bạn bao gồm:

Tại Hà Nội:
Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước
Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam:

Tại hồ chí minh:
Chi nhánh Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam

Để biết điểm tín dụng của mình trên CIC thì bạn sẽ phải mất một ít chi phí, và tổ chức này dụng chi phí này để hoạt động và vận hành tổ chức. Các cá nhân và tổ chức tín dụng ngân hàng đều phải trả phí khi sử dụng dịch vụ của tổ chức này nếu muốn kiểm tra thông tin về điểm tín dụng của khách hàng,

Thông qua bài viết ” CIC là gì ? ” shbfinance hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tổ chức này, nếu không may bạn bị cho vào Blacklist của CIC thì chia buồn cùng bạn là những lần vay nợ sau sẽ cực kỳ khó khăn cho bạn, vì thế hãy cố gắng hoàn trả số nợ của mình một cách tốt nhất để thuận lợi về dài lâu bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xe chống đạn siêu tối tân, cỗ máy dậy sóng thế giới motor

Đây không phải chiếc xe tiếp theo sẽ xuất hiện cùng người dơi mà là mẫu concept phiên bản tương lai của BMW Motorrad. Cách đây ít lâu, BMW đã tạo ra cảm xúc bất tận cho làng xe motor khi tiết lộ hai bản mẫu thiết kế mới mang tên Titan và Radical. Nhà sản xuất xe của Đức BMW vốn từ lâu đã là thương hiệu nức tiếng nhờ các nguyên lý thiết kế đẹp và hiện đại. Tác phẩm với hình dáng “điên rồ” này có tên gọi BMW Titan và Radical là một mẫu concept của Mehmet Doruk Erdem - nhà thiết kế công nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều ý tưởng đẹp kỳ lạ về những bản concept cho những chiếc xe 2 bánh cũng như 4 bánh. Bộ đôi concept này do BMW thiết kế có khả năng chống đạn, với thân hình lấy cảm hứng như loài cá mập và cỗ máy trong phim Max điên cuồng tạo thêm sự phấn khích cho người yêu motor. Được lấy cảm hứng từ thân hình cá mập (với trường hợp Titan) và cỗ máy trong bộ phim Mad Max (với trường hợp Radical), cả hai đều có vị trí lại độc đáo, thân bọc giáp mang khả năng khí động học tốt và đặc bi

Đánh giá Nissan Terra chạy dịch vụ: không gian rộng, chi phí vận hành thấp

Là mẫu xe mới nhất có mặt trong phân khúc SUV 7 chỗ ngồi tầm trung, Nissan Terra tuy có phần chậm chân hơn các đối thủ khác nhưng vẫn nhận được khá nhiều sự quan tâm. Vậy nếu dùng Nissan Terra kinh doanh dịch vụ thì liệu có khả thi ? Giá bán và xuất xứ Nissan Terra mẫu xe SUV 7 chỗ ngồi là Terra được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với giá bán như sau:  Terra 2.5L S 2WD 6MT: 959.000.000 VNĐ Terra 2.5L E 2WD 7AT: 988.000.000 VNĐ Terra 2.5L V 4WD 7AT: 1.226.000.000 VNĐ Có thể thấy giá bán khởi điểm của Terra có phần cao hơn các đối thủ như Chevrolet Trailblazer hay Isuzu mu-X (thường là phiên bản máy dầu số sàn hướng đến việc kinh doanh). Đáng chú ý, Nissan tập trung vào phiên bản động cơ xăng êm ái hướng đến khách hàng gia đình nhiều hơn. Hiện tại, Nissan Terra là mẫu xe duy nhất trong phân khúc cung cấp hệ dẫn động 2 cầu đi cùng động cơ xăng (Terra V).  Phiên bản Terra 2.5L S 2WD 6MT (máy dầu, số sàn 2 WD) có giá bán 959 triệu là phiên bản tốt nhất để kinh doanh dịch vu